Thành lập chi nhánh công ty được quy định như thế nào?

 Việc thành lập chi nhánh công ty ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi muốn mở rộng quy mô thị trường và hoạt động của doanh nghiệp. Vậy thành lập chi nhánh công ty được Luật doanh nghiệp 2020 quy định như thế nào? Trong bài viết dưới đây, công ty Luật Vietlink Law sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc trên.

1. Thành lập chi nhánh công ty là gì?

Thành lập chi nhánh công ty là một thủ tục hành chính do doanh nghiệp thực hiện tại sở Kế Hoạch đầu tư tỉnh hoặc thành phố nơi mà doanh nghiệp đang đăng ký trụ sở chính có nhu cầu mở rộng địa điểm kinh doanh bên ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp.

Ưu điểm của việc thành lập chi nhánh công ty là được hoạt động kinh doanh giống như công ty mẹ, có quyền đăng ký con dấu riêng, hoặc thay công ty mẹ ký kết hợp đồng kinh tế.

Thực hiện tại sở Kế Hoạch đầu tư tỉnh/thành phố 

Chi nhánh cũng có thể tiến hành kê khai nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh hạch toán độc lập. Việc hoạt động độc lập như trên giúp khách hàng thuận tiện hơn khi chỉ cần đến chi nhánh gần nhất giao dịch, thay vì phải trực tiếp đến trụ sở chính của công ty. Với nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng nên thành lập chi nhánh là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi thành lập chi nhánh công ty sẽ phát sinh thủ tục kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Đối với chi nhánh hạch toán độc lập, thì cuối năm chi nhánh cần phải lập báo cáo tài chính cho hoạt động kinh doanh của mình.

2. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty

 – Điều kiện của chủ sở hữu chi nhánh:

Khi thành lập chi nhánh công ty, điều đầu tiên cần thực hiện là thành lập công ty và phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Điều kiện của tên chi nhánh công ty:

Tên chi nhánh công ty phải được viết bằng những chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, bao gồm cả chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp và kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.

Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp cũng có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và hoặc tên viết tắt.

– Điều kiện về trụ sở chính chi nhánh:

Trụ sở chính của chi nhánh là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam, phải được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Doanh nghiệp cũng có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hay nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Thành lập chi nhánh công ty  

– Ngành, nghề kinh doanh chi nhánh:

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.

– Điều kiện của người đứng đầu chi nhánh:

Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân, phải có đầy đủ năng lực về hành vi dân sự. Có thể là thành viên công ty hoặc người khác.

– Hình thức hạch toán chi nhánh:

Chi nhánh có thể lựa chọn hình thức hạch toán chi nhánh độc lập hoặc phụ thuộc.

3. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty

  • Quyết định bằng văn bản hay bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ quyết định việc bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh;
  • Trường hợp người đứng đầu chi nhánh là người Việt Nam: Cung cấp bản sao công chứng của Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân hay Hộ chiếu;
  • Trường hợp người đứng đầu chi nhánh là người nước ngoài: thì cung cấp bản sao công chứng Hộ chiếu và Thẻ tạm trú;
  • Văn bản ủy quyền cho Công ty Luật Vietlink Law.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty 

4. Công bố thông tin về việc thành lập chi nhánh công ty

Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc thành phố nơi đặt chi nhánh.

  • Sau khi chi nhánh nhận được Giấy chứng nhận hoạt động thì nhân viên công ty phải gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan thuế, và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu nếu chi nhánh đặt ở tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác. Ngoài ra vào định kỳ hằng tháng, quý thì chi nhánh cũng phải thực hiện khai thuế Giá trị gia tăng về các khoản thu chi của chi nhánh.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn là 10 ngày từ ngày thành lập chi nhánh.

5. Các loại thuế khi thành lập chi nhánh công ty

5.1. Thuế môn bài

  • Chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh.
  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
    • Trong trường hợp chi nhánh ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính.
    • Trong trường hợp chi nhánh ở tỉnh khác với trụ sở chính thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi nhánh.
Thuế môn bài  

Lưu ý:

Dựa quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, khi thành lập chi nhánh công ty, các trường hợp được miễn thuế môn bài năm 2020 bao gồm:

  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp
  • Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc
  • Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
  • Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
  • Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
    • Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
    • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài

5.2. Thuế Giá trị gia tăng

Kê khai và nộp thuế Giá trị gia tăng tại chi nhánh, nếu thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:

  • Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính:
  • Chi nhánh hạch toán độc lập,

Kê khai và nộp thuế GTGT tại trụ sở chính, nếu như thỏa mãn 1 trong các điều kiện sau:

  • Cùng tỉnh với trụ sở chính
  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc,
  • Không phát sinh doanh thu, hoặc

Trong trường hợp chi nhánh có sở hữu con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng thì phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.

5.3. Thuế Thu nhập doanh nghiệp

  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh không cần phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, trụ sở chính nộp hồ sơ khai thuế cả phần thu nhập tại chi nhánh.
  • Chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp chi nhánh.
Thuế thu nhập doanh nghiệp 

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về thành lập chi nhánh công ty, quý khách hãy liên hệ ngay cho công ty luật Vietlink Law để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục theo số điện thoại. 024.3769.0339, Hotline: 0914.929.086 hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội. 

Bài viết được lấy nguồn từ https://vietlinklaw.vn/tin-tuc/thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan

Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng Li Xăng

Hợp đồng mua bán tài sản và những điều bạn nên biết