Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng Li Xăng
Hợp đồng li xăng xuất hiện khá phổ biến trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Có thể một số người cũng đã bắt gặp hoặc nghe nói đến nó rồi. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn khái niệm này và những quy định trong pháp luật về n, hãy đừng bỏ qua bài viết này nhé!
1. HỢP ĐỒNG LI XĂNG LÀ GÌ?
Trước khi làm rõ khái niệm này thì chúng ta cũng phải hiểu li xăng là gì? Đây là một cụm từ có nguồn gốc từ tiếng Pháp, li xăng (License) có nghĩa là sự cấp phép hay còn được hiểu là giấy phép đặc quyền sử dụng cho một đối tượng nào đó. Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì khi thỏa thuận cho phép người khác sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của mình thì phải thực hiện bằng văn bản đó chính hợp đồng li xăng.
Theo đó, hợp đồng li xăng được hiểu là một văn bản thỏa thuận về việc chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ còn gọi là người cấp li xăng cho phép người khác gọi là người nhận Li xăng) sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ của mình, trong khi vẫn tiếp tục giữ quyền sở hữu các quyền đó. Hai bên thỏa thuận thống nhất với nhau về việc cho phép sử dụng các quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ, đặc biệt về phạm vi lãnh thổ, mục đích, thời hạn chuyển giao quyền sử dụng.
2. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG LI XĂNG
Theo quy định tại Điều 141, Điều 142 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì đối tượng của loại hợp đồng này bao gồm:
– Quyền sở hữu trí tuệ: Ví dụ như các sáng chế, tác phẩm, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu,…
– Quyền đối với công nghệ: Đối với đối tượng này, người cấp li xăng phải chứng minh được mình là chủ thể độc quyền sử dụng với tài sản trí tuệ trên, tức là phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ như bằng độc quyền sáng chế, giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bằng độc quyền giải pháp hữu ích,…
3. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG LI-XĂNG
Theo Điều 143 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, và Luật Sở hữu trí tuệ bổ sung năm 2009 thì hợp đồng li xăng được phân thành 3 loại, bao gồm:
- Hợp đồng li-xăng độc quyền: Đây là loại mà theo đó bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất cứ bên thứ ba nào khác và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó trong trường hợpđược phép của bên được chuyển quyền. Đồng thời bên được chuyển quyền sẽ được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi, thời hạn chuyển giao.
- Hợp đồng li-xăng không độc quyền: là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.
- Hợp đồng li-xăng thứ cấp: đây là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.
Ngoài ra, theo tính chất tự nguyện thì hợp đồng này còn được chia thành hai loại khác nhau:
- Hợp đồng li-xăng tự nguyện: là hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo ý muốn của chủ sở hữu đối tượng. Chủ sở hữu có thể tuỳ chọn việc chuyển giao cho bất kỳ đối tượng nào mà không phải bị bắt buộc thực hiện.
- Hợp đồng li-xăng bắt buộc: là việc cá nhân, tổ chức nắm độc quyền sử dụng đối với sáng chế bị bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho một cá nhân, tổ chức khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền mà không cần sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế đó trong các trường hợp như vì mục đích y tế, an ninh, quốc phòng, phi thương mại,… theo quy định pháp luật.
4. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG LI XĂNG
Hợp đồng li xăng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung cần thiết theo quy định của pháp luật. Những nội dung này đã được quy định rõ trong Điều 144 của Luật sở hữu trí tuệ 2005, bổ sung 2009 bao gồm:
+ Tên , địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên nhận quyền.
+ Căn cứ chuyển quyền sử dụng
+ Đối tượng của hợp đồng
+ Dạng hợp đồng
+ Phạm vi chuyển quyền sử dụng: giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ, hoặc giới hạn về giá bán.
+ Thời hạn hợp đồng
+ Giá chuyển quyền sử dụng và phương thức thanh toán (trọn gói hoặc theo kỳ)
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên chuyển quyền và nhận quyền
+ Giải quyết tranh chấp giữa hai bên: Khó có thể xác định trước những vấn đề có thể gây rắc rối cho bên bất kỳ trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng li- xăng. Do vậy, vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp cần thiết phải được quy định trong hợp đồng.
+ Chữ ký của người đại diện cho các bên
5. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG LI XĂNG
Hiệu lực của hợp đồng Li-xăng đã được quy định rõ tại điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
– Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp có căn cứ xác lập quyền dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được tiến hành đăng ký đúng thủ tục tại các cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
– Với các đối tượng sở hữu công nghiệp có căn cứ xác lập quyền dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng công nghiệp chỉ có hiệu lực theo thoả thuận của các bên. Trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, hợp đồng li xăng khác phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới được coi là có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.
Như vậy, Hợp đồng li xăng sẽ có hiệu lực theo thoả thuận của các bên, nếu có bên thứ ba tham gia thì hợp đồng này cần phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới được coi là có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.
6. TRÌNH TỰ THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG LI XĂNG
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
– Hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao hợp lệ); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt. Hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc có đóng dấu giáp lai.
– Văn bản đồng ý của các thành viên đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
– Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hay nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng li xăng
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hình thức và nội dung
Khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ trên thì trong vòng 2 tháng, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định về mặt hình thức và nội dung của hồ sơ đăng ký hợp đồng li-xăng.
Trong thời gian thẩm định, nếu hồ sơ còn thiếu sót, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do dẫn đến dự định từ chối đăng ký hợp đồng và gia hạn thêm 1 tháng cho người nộp hồ sơ để sửa đổi các thiếu sót này hoặc làm công văn trình bày lý do phản bác lại lý do dẫn đến dự định từ chối đăng ký hợp đồng li xăng. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người nộp hồ sơ không đưa ra được lý do chính đáng hay không tiến hành chỉnh sửa, bổ sung các thiếu xót đó thì hồ sơ đăng ký hợp đồng li xăng sẽ bị từ chối.
Kết thúc thời gian thẩm định, nếu không có bất kỳ vấn đề vướng mắc gì, hồ sơ đáp ứng đầy đủ tất cả các quy định pháp luật hoặc tuy hồ sơ có những thiếu xót nhưng trong thời hạn luật định đã được người nộp hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì hợp đồng sẽ được đăng ký, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Bước 4. Nhận kết quả
Người nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký hợp đồng sẽ được cấp một Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và một bản hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (hợp đồng li-xăng) đã được đóng dấu đăng ký. Quyết định đăng ký hợp đồng li xăng sẽ được công bố công khai trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
6. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
– Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
– Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
– Thông tư số 263/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
7. TỔNG KẾT
Trên đây là thông tin về các quy định của pháp luật đối với hợp đồng li xăng. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã nắm được những điều cơ bản và cần thiết khi tiền hàng thực hiện loại hợp đồng này. Để nhận thêm thông tin tư vấn,quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua:
Công ty Luật Vietlink
▪ Địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội
▪ Hotline: 0914.929.086
▪ Email: hanoi@vietlinklaw.com
▪ Website: vietlinklaw.vn
Bài viết được lấy nguồn từ https://vietlinklaw.vn/so-huu-tri-tue/hop-dong-li-xang/
Nhận xét
Đăng nhận xét