Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
Nhãn hiệu là tài sản vô hình và gắn liền với hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho người khác. Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phụ thuộc vào ý trí của các bên. Tuy nhiên hoạt động này vẫn chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp. Vậy những điều kiện và thủ tục mà Pháp luật quy định về vấn đề này ra sao? Hãy cùng Vietlink Law khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
1. Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu và quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc, tên thương mại hoặc các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
2. Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu (đầy đủ là Tờ khai Đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp)
- Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu (02 bản).
- Bản gốc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp; nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
- Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
3. Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
Bước 1: Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (bước này bạn đã hoàn thành)
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
- Giá chuyển nhượng;
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
- Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác không trái với quy định của pháp luật.
Bước 2: Thực hiện đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Bên chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển chuyền sử dụng tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
- Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các hoạt động sau:
Ra quyết định Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Sau đó tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản
Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
4. Kết quả đăng ký thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
– Quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
– Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí theo số điện thoại. 024.3769.0339, Hotline: 0914.929.086 hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Bài viết được lấy nguồn từ https://vietlinklaw.vn/so-huu-tri-tue/thu-tuc-chuyen-nhuong-nhan-hieu/
Nhận xét
Đăng nhận xét